Từ sạc không dây tới... không cần sạc?
07/09/2013 10:29
Trong vài năm gần đây, sạc không dây đã phát triển thành một tính năng mới ở những smatphone "đình đám".
Có thể dự đoán: trong tương lai không xa, tất cả điện thoại đều có thể sử dụng sạc không dây, thậm chí rồi sẽ... "hơn thế nữa", khi không còn... cần bộ sạc, dù có dây hay không dây.
Tiêu chuẩn mới của smartphone cao cấp
Thời kỳ đầu, bộ sạc được thiết kế bên ngoài điện thoại. Mỗi chiếc điện thoại đều có ít nhất hai viên pin, hễ dùng pin nầy thì phải sạc pin kia để dự trữ. Về sau, mạch sạc được tích hợp dần vào trong điện thoại, khi cần sạc thì chỉ việc lắp dây sạc vào là xong, thuận tiện hơn nhiều. Dần dần, người ta lại có yêu cầu cao hơn, khi nhận ra việc sạc có dây trở thành bất tiện, vì đi đâu cũng phải mang sạc theo, và cần có... ổ điện để sạc.
Một bất tiện khác cũng được nêu ra: mỗi nhà thiết kế điện thoại dùng một chuẩn sạc khác nhau, làm phát sinh hàng trăm, thậm chí hàng nghìn loại sạc khác nhau. Nếu trong nhà bạn có nhiều người dùng điện thoại, với nhiều mẫu điện thoại khác đời khác hãng, rồi một hôm chẳng may bạn cầm nhầm bộ sạc khác mang theo thì bó tay là cái chắc. Trường hợp đó, hay khi bạn quên mang bộ sạc chính hiệu theo, lắm lúc bạn phải chạy vạy đi tìm bằng được những ai có dòng điện thoại tương đương để mượn bộ sạc...
Liệu có phải chính những bất tiện của sạc có dây đã tạo nền để nghiên cứu ra công nghệ sạc không dây? Một bộ sạc mà không có quá nhiều chuẩn, không quan tâm mẫu điện thoại nào, cũng không quan tâm hãng sản xuất, không quan tâm tới giắc sạc hình vuông hay tròn, dẹt hay không dẹt... Đó chính là ccác tiêu chhuẩn lý tưởng hiện nay, để mọi điện thoại đều được sạc bình thường khi chỉ cần để gần bộ sạc không dây.
Nguyên lý hoạt động chung của bộ sạc không dây sẽ dựa vào hai bộ phận phát và thu:
- Phía phát (bộ sạc): Điện từ nguồn điện lưới được đưa vào mạch điện, điều chỉnh sao cho có công suất, dòng điện và tần số phù hợp nhất với tiêu chuẩn (Qi, A4WP, Wipower) và các mức công suất phát phù hợp với thiết bị thu. Dòng điện sau khi điều chỉnh sẽ chạy vào cuộn dây - thành phần chính để tạo ra từ trường cho sạc.
- Phía thu (điện thoại): Thực hiện quá trình ngược lại so với bộ phát, khi từ trường nhận được từ bộ phát thông qua cuộn dây thu sẽ được mạch điện xử lý và chuyển đổi lại thành điện năng để sạc pin cho điện thoại.
Nói chung, công nghệ sạc không dây chẳng phải là... cao siêu lắm, vì chỉ cần một bộ tạo ra từ trường và một bộ thu từ trường là xong. Hiện có vài chuẩn về sạc không dây, như Qi, Wipower, A4WP, chỉ khác nhau về hình thức tạo ra từ trường. Ví dụ: Qi dựa vào hiện tượng cảm ứng từ, còn Wipower lại dựa vào hình thức cộng hưởng từ để sạc điện thoại. Mỗi loại đều có các điểm mạnh, yếu riêng, tuỳ vào định hướng của từng nhà thiết kế mà phát triển theo các hình thức xử lý khác nhau.
Triển vọng sạc không dây
Sạc không dây dĩ nhiên cũng có những điểm yếu riêng, nổi bật là... sạc chậm và phát sinh nhiệt do hiện tượng cảm ứng điện từ.
Khoảng cách sạc không lớn đồng nghĩa với việc người sử dụng luôn phải đặt thiết bị cố định tại khu vực sạc (đĩa sạc, đế sạc...). Mặc dù chưa có tài liệu cụ thể, nhưng chắc chắn từ trường phát sinh trong quá trình sạc pin không dây có ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nếu tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài.
Mặc dù vậy, những điểm mạnh của sạc không dây nói chung vẫn thu hút rất nhiều hãng sản xuất thiết bị điện tử và điện gia dụng tham gia. Với chuẩn sạc không dây Qi, có thể kể ra vài tên tuổi lớn đang tham gia hỗ trợ và áp dụng lên sản phẩm, như Nokia, Samsung, Sony, Panasonic, Toshiba, Asus, cùng những hãng sản xuất thiết bị năng lượng như Energizer, Belkin, và nhiều hãng thiết bị y tế,...
Trước mắt, người dùng sẽ thay đổi dần thói quen sạc điện thoại, nhờ không còn quan tâm đến việc mang nhầm bộ sạc, hoặc nhầm giắc sạc. Đối với điện thoại chống nước, sạc không dây giúp người sử dụng có thể sạc điện thoại mà không cần mở nắp bảo vệ của cổng microUSB.
Với ngành y tế, việc sử dụng các thiết bị gắn ngoài da với chuẩn cung cấp năng lượng không dây sẽ an toàn hơn các thiết bị có dây điện kiểu truyền thống.
Trong tương lai, với sự tham gia nhiều hơn của các hãng sản xuất sạc không dây, giá thành của sản phẩm sạc không dây có thể hạ xuống, hoặc sẽ có những mẫu sạc không dây độc đáo, hay những đồ nội thất như bàn làm việc, giá sách... được trang bị sẵn sạc không dây.
Mai đây, nếu trên xe buýt, xe điện ngầm, hay bên các bàn ở quán cà phê, trên các băng ghế công cộng, hay trên các bàn làm việc,... đều thiết kế sẵn bộ sạc không dây, chắc chắn khi đó bộ sạc điện thoại sẽ... đi vào viện bảo tàng. Và xa hơn nữa, nếu đến lúc bộ sạc không dây có thể phát ra những khoảng cách rất xa, lúc ấy phải chăng khái niệm sạc sẽ không còn ý nghĩa?
MẠNH KHƯƠNG - NGUYỄN TIẾN
Thời kỳ đầu, bộ sạc được thiết kế bên ngoài điện thoại. Mỗi chiếc điện thoại đều có ít nhất hai viên pin, hễ dùng pin nầy thì phải sạc pin kia để dự trữ. Về sau, mạch sạc được tích hợp dần vào trong điện thoại, khi cần sạc thì chỉ việc lắp dây sạc vào là xong, thuận tiện hơn nhiều. Dần dần, người ta lại có yêu cầu cao hơn, khi nhận ra việc sạc có dây trở thành bất tiện, vì đi đâu cũng phải mang sạc theo, và cần có... ổ điện để sạc.
Một bất tiện khác cũng được nêu ra: mỗi nhà thiết kế điện thoại dùng một chuẩn sạc khác nhau, làm phát sinh hàng trăm, thậm chí hàng nghìn loại sạc khác nhau. Nếu trong nhà bạn có nhiều người dùng điện thoại, với nhiều mẫu điện thoại khác đời khác hãng, rồi một hôm chẳng may bạn cầm nhầm bộ sạc khác mang theo thì bó tay là cái chắc. Trường hợp đó, hay khi bạn quên mang bộ sạc chính hiệu theo, lắm lúc bạn phải chạy vạy đi tìm bằng được những ai có dòng điện thoại tương đương để mượn bộ sạc...
Liệu có phải chính những bất tiện của sạc có dây đã tạo nền để nghiên cứu ra công nghệ sạc không dây? Một bộ sạc mà không có quá nhiều chuẩn, không quan tâm mẫu điện thoại nào, cũng không quan tâm hãng sản xuất, không quan tâm tới giắc sạc hình vuông hay tròn, dẹt hay không dẹt... Đó chính là ccác tiêu chhuẩn lý tưởng hiện nay, để mọi điện thoại đều được sạc bình thường khi chỉ cần để gần bộ sạc không dây.
Nguyên lý hoạt động chung của bộ sạc không dây sẽ dựa vào hai bộ phận phát và thu:
- Phía phát (bộ sạc): Điện từ nguồn điện lưới được đưa vào mạch điện, điều chỉnh sao cho có công suất, dòng điện và tần số phù hợp nhất với tiêu chuẩn (Qi, A4WP, Wipower) và các mức công suất phát phù hợp với thiết bị thu. Dòng điện sau khi điều chỉnh sẽ chạy vào cuộn dây - thành phần chính để tạo ra từ trường cho sạc.
- Phía thu (điện thoại): Thực hiện quá trình ngược lại so với bộ phát, khi từ trường nhận được từ bộ phát thông qua cuộn dây thu sẽ được mạch điện xử lý và chuyển đổi lại thành điện năng để sạc pin cho điện thoại.
Nói chung, công nghệ sạc không dây chẳng phải là... cao siêu lắm, vì chỉ cần một bộ tạo ra từ trường và một bộ thu từ trường là xong. Hiện có vài chuẩn về sạc không dây, như Qi, Wipower, A4WP, chỉ khác nhau về hình thức tạo ra từ trường. Ví dụ: Qi dựa vào hiện tượng cảm ứng từ, còn Wipower lại dựa vào hình thức cộng hưởng từ để sạc điện thoại. Mỗi loại đều có các điểm mạnh, yếu riêng, tuỳ vào định hướng của từng nhà thiết kế mà phát triển theo các hình thức xử lý khác nhau.
Triển vọng sạc không dây
Sạc không dây dĩ nhiên cũng có những điểm yếu riêng, nổi bật là... sạc chậm và phát sinh nhiệt do hiện tượng cảm ứng điện từ.
Khoảng cách sạc không lớn đồng nghĩa với việc người sử dụng luôn phải đặt thiết bị cố định tại khu vực sạc (đĩa sạc, đế sạc...). Mặc dù chưa có tài liệu cụ thể, nhưng chắc chắn từ trường phát sinh trong quá trình sạc pin không dây có ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nếu tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài.
Mặc dù vậy, những điểm mạnh của sạc không dây nói chung vẫn thu hút rất nhiều hãng sản xuất thiết bị điện tử và điện gia dụng tham gia. Với chuẩn sạc không dây Qi, có thể kể ra vài tên tuổi lớn đang tham gia hỗ trợ và áp dụng lên sản phẩm, như Nokia, Samsung, Sony, Panasonic, Toshiba, Asus, cùng những hãng sản xuất thiết bị năng lượng như Energizer, Belkin, và nhiều hãng thiết bị y tế,...
Trước mắt, người dùng sẽ thay đổi dần thói quen sạc điện thoại, nhờ không còn quan tâm đến việc mang nhầm bộ sạc, hoặc nhầm giắc sạc. Đối với điện thoại chống nước, sạc không dây giúp người sử dụng có thể sạc điện thoại mà không cần mở nắp bảo vệ của cổng microUSB.
Với ngành y tế, việc sử dụng các thiết bị gắn ngoài da với chuẩn cung cấp năng lượng không dây sẽ an toàn hơn các thiết bị có dây điện kiểu truyền thống.
Trong tương lai, với sự tham gia nhiều hơn của các hãng sản xuất sạc không dây, giá thành của sản phẩm sạc không dây có thể hạ xuống, hoặc sẽ có những mẫu sạc không dây độc đáo, hay những đồ nội thất như bàn làm việc, giá sách... được trang bị sẵn sạc không dây.
Mai đây, nếu trên xe buýt, xe điện ngầm, hay bên các bàn ở quán cà phê, trên các băng ghế công cộng, hay trên các bàn làm việc,... đều thiết kế sẵn bộ sạc không dây, chắc chắn khi đó bộ sạc điện thoại sẽ... đi vào viện bảo tàng. Và xa hơn nữa, nếu đến lúc bộ sạc không dây có thể phát ra những khoảng cách rất xa, lúc ấy phải chăng khái niệm sạc sẽ không còn ý nghĩa?
MẠNH KHƯƠNG - NGUYỄN TIẾN