Tìm hỗ trợ ở đâu khi dùng phần mềm nguồn mở
1. Hỗ trợ trả phí
Một số gói phần mềm mã nguồn mở đi kèm dịch vụ hỗ trợ trả phí. Chẳng hạn Red Hat và Canonical, cả hai hãng đều cung cấp hỗ trợ có trả phí cho các bản Linux mà họ cung cấp. Bản Red Hat Enterprise Linux luôn đi kèm dịch vụ hỗ trợ, còn bản Ubuntu, dịch vụ hỗ trợ là tùy chọn. Ngoài ra, người dùng có thể tùy chọn dịch vụ “khi có hỗ trợ mới trả phí”. Ngay cả OpenOffice.org cũng có các tùy chọn dịch vụ hỗ trợ trả phí.
Trả phí tư vấn
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cài đặt hay sử dụng Linux, phần mềm mã nguồn mở, bạn có thể nhờ các chuyên gia tư vấn trên mạng, luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. OpenOffice.org có sẵn một chuyên mục tư vấn toàn cầu, bạn có thể truy cập chuyên mục này ngay trên trang web của phần mềm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy Linux đem lại nhiều lợi ích về chi phí cho doanh nghiệp, thậm chí nếu doanh nghiệp có dùng dịch vụ hỗ trợ trả phí. Chi phí cho phần mềm miễn phí kèm dịch vụ hỗ trợ trả phí thường thấp hơn so với phần mềm thương mại kèm dịch vụ hỗ trợ trả phí.
2. Hỗ trợ miễn phí
Điều tuyệt vời đối với phần mềm miễn phí và mã nguồn mở là cộng đồng người dùng toàn cầu. Khi bạn gửi một câu hỏi lên trang cộng đồng Linux, mã nguồn mở thì bạn sẽ nhận được rất nhiều lời tư vấn từ người dùng khắp nơi trên thế giới.
Gần đây, Mozilla ra mắt chương trình hỗ trợ có tên gọi “Army of Awesome” nhằm trợ giúp người dùng Firefox. Chương trình này dùng mạng xã hội Twitter và luôn mở rộng cửa chào đón tất cả người dùng Firefox trong việc tìm kiếm hay chia sẻ bí quyết của mình với mọi người. Nếu bạn gặp khó khăn khi dùng Firefox, hãy gửi một tweet trên Twitter, không lâu sau đó bạn sẽ nhận được hàng loạt câu trả lời.
Nguồn tài nguyên cộng đồng.
Mỗi bản Linux sẽ có một cộng đồng riêng với các diễn đàn cùng sự hỗ trợ tuyệt vời. Ngoài ra, bạn còn có thể tìm thấy nhiều diễn đàn chuyên biệt dành cho người dùng mới bắt đầu hay các doanh nghiệp nhỏ.
Chẳng hạn, OpenOffice.org có hẳn một diễn đàn cộng đồng của mình; Ubuntu cung cấp cho người dùng diễn đàn, tính năng trò chuyện trực tuyến, hệ thống câu hỏi và trả lời và tài liệu miễn phí. Nhiều gói phần mềm mã nguồn mở còn được hỗ trợ bởi các nhóm tin tức như forges, wikis và Usenet.
Một hỗ trợ thú vị cho người dùng Linux, phần mềm mã nguồn mở nữa đó là Google bởi thông qua công cụ tìm kiếm này bạn có thể nhanh chóng tìm ra câu trả lời cho trục trặc cũng như thắc mắc đang gặp phải.
Nhờ hỗ trợ từ các công ty cung cấp giải pháp hay dịch vụ.
Nếu bạn đang dùng giải pháp hay dịch vụ nào đó của nhà tích hợp hệ thống, hãy nhờ họ hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn về mã nguồn mở. Nếu họ biết cách xử lý họ sẽ giúp bạn, nếu không, họ có thể tư vấn hay giới thiệu cho bạn nơi có thể giải quyết vấn đề đó.