Đánh giá Optimus G Pro, điện thoại Full HD đầu tiên của LG

Đánh giá Optimus G Pro, điện thoại Full HD đầu tiên của LG

 | Giá 12 - 16 triệu
Với màn hình rộng tới 5,5 inch và kiểu dáng lai máy tính cùng cấu hình mạnh mẽ, chiếc Android Full HD của LG là đối thủ trực tiếp với Samsung Galaxy Note II

Giống như HTC hay Samsung, LG cũng theo đuổi xu hướng điện thoại màn hình Full HD từ khá sớm khi trình làng Optimus G Pro đầu năm nay. Nhưng khác với các đối thủ, đích nhằm của G Pro là dòng sản phẩm Phablet, có kích thước lớn với ngoại hình và tính năng thiên về máy tính bảng thu nhỏ hơn là smartphone.

Vì vậy, máy có màn hình rộng tới 5,5 inch và ngoại hình trông lớn hơn các đối thủ Galaxy S4, HTC One hay Xperia Z. Ra mắt từ sớm, nhưng G Pro lại chưa được phát hành rộng rãi trên thị trường. Tại Việt Nam, model Full HD 5,5 inch của LG chủ yếu có mặt dưới hình thức "xách tay" từ Hàn Quốc. So với các đối thủ, G Pro có được mức giá khá cạnh tranh khi hiện giờ chỉ còn hơn 12 đến 13 triệu đồng cho một phiên bản mới tinh.

Thiết kế

Review-LG-Optimus-G-Pro-2-jpg-1367482491
Optimus G Pro của LG trông đẹp và bắt mắt hơn Samsung Galaxy Note II.

Nhận xét đầu tiên về LG Optimus G Pro với nhiều người chính là thiết kế quá giống với đồng hương Galaxy Note II từ đối thủ Samsung. Cả hai đều có kiểu dáng trông tròn tròn, mềm mại. Từ phím Home, đường viền cho tới thiết kế kiểu vỏ rời, có thể tháo nắp lưng cho tới việc sử dụng chất liệu nhựa đều khiến Optimus G Pro và Galaxy Note II có những liên tưởng đến nhau về phong cách thiết kế.

Nếu phải đọ nhan sắc thì Optimus G Pro là model có thiết kế đẹp và chau chuốt hơn, dù cảm giác cầm không thoải mái như Galaxy Note II. LG đã làm hai đường viền màn hình trái và phải hẹp hơn nhiều so với Samsung, giảm bớt độ bo tròn ở bốn góc khiến cho G Pro trông thon thả và sang hơn vẻ to béo của Note II. Các chi tiết như mép màn hình, phím Home hay cụm loa thoại, cảm biến ở mặt trước cũng được LG đầu tư kỹ càng hơn Galaxy Note II, trông sắc sảo và tinh tế.

Một chi tiết thiết kế rất thú vị trên G Pro là phím Home khi đèn LED thông báo được bố trí ngay bên dưới phím này. Thay vì nhấp nháy sáng ở phía trên màn hình như nhiều sản phẩm khác, khi có thông báo thì phần viền đèn Home trên điện thoại LG phát sáng với nhiều màu trạng thái sắc khác nhau.

Review-LG-Optimus-G-Pro-28-jpg-136748577
Mặt lưng với các vân chìm hiệu ứng 3D giống như trên Optimus G và Nexus 4, khiến cho máy trông đẹp và bắt mắt hơn.

Thay vì dùng kiểu nguyên khối, LG lại quay về thiết kế vỏ rời trên model cao cấp nhất của mình. Điều này càng khiến cho không ít ý kiến chê bai G Pro là bản sao của Galaxy Note II.

Có thể tháo được nắp lưng nhưng vỏ máy vẫn tỏ ra khá chắc chắn và cứng cáp. Trên một diện tích rộng và với kiểu hơi cong về hai mép nhưng mặt lưng của G Pro khá cứng, không bị ọp ẹp hay lõm khi ấn vào. Có được sự tiện dụng vì có thể dễ dàng thay thế pin, gắn thêm thẻ nhớ nhưng việc sử dụng chất liệu nhựa, vỏ trơn bóng cùng trọng lượng nặng hơn 160 gram khiến cho việc cầm G Pro bằng 1 tay không hề thoải mái, có thể dễ làm rơi máy cũng như khó đưa ngón cái di chuyển khắp các vị trí trên màn hình.

Ở viền phải của máy, LG bố trí phím nguồn và cũng là nút tắt mở màn hình, nhưng không thực sự thuận lợi vì có kích thước nhỏ, hơi chìm và khó thao tác. Cạnh trái là phím tăng giảm âm lượng và ngay phía trên là một phím chức năng, cho phép người dùng có thể gắn nhanh các thao tác hay ứng dụng theo ý thích. Tuy nhiên, cách bố trí phím này cũng không tiện, khiến dễ bị bấm nhầm khi muốn tăng âm lượng.

Review-LG-Optimus-G-Pro-26-jpg-136748845
Không thật thoải mái khi cầm và dùng G Pro bằng 1 tay.

Dù thon và gọn hơn Note II, kích thước màn hình 5,5 inch vẫn khiến cho G Pro không phải là một chiếc điện thoại phù hợp với nhiều người. Máy sẽ khó có thể để gọn vào túi quần cũng như không thoải mái khi dùng bằng 1 tay...

Xem ảnh chi tiết kiểu dáng của LG Optimus G Pro

Màn hình

Cũng như Nexus 4 hay Optimus G, LG trang bị cho chiếc smartphone cao cấp G Pro màn hình công nghệ LCD LED IPS nhưng là thế hệ mới, hỗ trợ độ phân giải Full HD. So với màn hình AMOLED, màn hình của G Pro cho khả năng hiển thị rực rỡ không kém, rất bắt mắt nhưng có thể chưa làm hài lòng những người thích sự trung thực về màu sắc.

Review-LG-Optimus-G-Pro-14-jpg-136782546
 

Màn hình trên Optimus G Pro không thể hiện hình ảnh sâu như trên G nhưng độ mịn lại hơn hẳn so với đàn em nhờ vào độ phân giải Full HD. Với kích thước lên tới 5,5 inch và độ phân giải 1.080p nên mật độ điểm ảnh đạt tới 400 ppi, cho hình ảnh, các icon hay chữ cái đều rất mịn, sắc nét tốt hơn đối thủ Galaxy Note II.

Xét trong số các đối thủ Full HD, màn hình của G Pro chưa đẹp bằng HTC One, Butterfly hay Oppo Find 5, nhưng tỏ ra nhỉnh hơn Sharp SH930W và Sony Xperia Z. Model tới từ LG vẫn cho góc hiển thị hơi hẹp, khi nhìn ngoài trời thì màn hình bị lóa và hơi khó nhìn cần phải điều chỉnh độ sáng lên cao. Tuy vậy, Optimus G Pro vẫn là một trong những smartphone có màn hình tốt nhất hiện nay về cả màu sắc lẫn góc nhìn và độ sắc nét.

 

Bài và ảnh: Tuấn Anh

Tags:

Nhận xét bài viết

Tin liên quan
Tin xem nhiều