Đãi cát tìm vàng

Đãi cát tìm vàng

Để có được ảnh đẹp, người chụp phải thẳng tay xóa đi những bức chưa được đẹp thay vì vẫn lưu trữ trong máy.

Mỗi lần chụp xong một series ảnh, nếu bạn không thẳng tay loại bỏ những bức xấu hoặc chưa đẹp, đống ảnh trong bộ sưu tập sẽ ngày càng nhiều thêm, khiến bạn mỗi lúc nhìn lại sẽ thấy ngợp, không biết đâu là bức đạt yêu cầu nhất trong một rừng ảnh tương tự nhau. Và đây cũng sẽ trở thành một phần lý do khiến bạn chậm phát triển kỹ năng.

Chọn ra những bức ảnh đẹp nhất một cách dứt khoát sẽ giúp bạn ngày một phát triển kỹ năng nghề. Đây thực sự là một công việc đãi cát tìm vàng. Bạn sẽ cảm thấy thật khó khăn khi phải vứt bỏ đi những tác phẩm của mình, nhất là đối với những người chụp ảnh luôn tự coi mình là nghệ sĩ và mỗi bức ảnh như một đứa con tinh thần. Nhưng để học hỏi được từ những lỗi lầm mắc phải để trở thành một nhiếp ảnh gia tốt, ai cũng sẽ phải trải qua quá trình này. Đây là một trong những cách thức tự đào tạo tốt nhất về thế mạnh và thế yếu của người chụp.

Xóa hẳn tốt hơn là giữ lại và phân tích.

Ảnh của tác giả Vũ Khánh Trường trong chủ đề Chào nắng của Số Hóa. (Độc giả bấm vào hình để xem ảnh lớn)

Ảnh của tác giả Vũ Khánh Trường trong chủ đề Chào nắng của Số Hóa. (Độc giả bấm vào hình để xem ảnh lớn)

Mọi người thường chỉ chọn cách nhìn lại, phân tích ảnh và nghĩ xem họ thích hay không thích chúng ở điểm gì. Tuy nhiên, khi chưa thực sự học cách quyết định dứt khoát bức nào là tốt nhất và thẳng tay xóa đi những hình kém chất lượng, kết quả bạn sẽ thấy bức nào trông cũng được, dù chưa thật sự xuất sắc.

Bằng việc tự đưa ra quyết định bức ảnh nào đẹp và đạt chất lượng, bức nào không, bạn đã bắt đầu tự huấn luyện cho đôi mắt nhiếp ảnh của mình. Ví dụ, khi nhìn "hàng tá" ảnh với chất lượng tương đương về một phong cảnh nào đó, bạn sẽ thấy chúng chỉ khác nhau đôi chút. Nhưng nếu so sánh và đối chứng chúng với nhau, bạn sẽ thấy cái "đôi chút" này sẽ phân biệt ảnh tốt hơn và kém hơn. Từ đó, sẽ tìm được một bức đẹp nhất, chất lượng cao nhất trong số những hình tốt, còn lại đều được coi là kém chất lượng.

Với câu hỏi luôn đặt ra trong đầu về ảnh nào sẽ là bức hình tốt nhất, và làm sao để biết điều đó, bạn đã tự buộc mình phải nhìn vào từng chi tiết ảnh với một cách nhìn mới, như xem ảnh nào có phơi sáng tốt hơn, hoặc bố cục tốt hơn. Bằng việc nhìn vào từng chi tiết một cách kỹ càng như vậy, kỹ năng của bạn sẽ dần được cải thiện.

Bạn sẽ bắt đầu nhận thấy khi nào bạn thực sự đã bắt được khoảnh khắc cần thiết của một bức ảnh, yếu tố nào đã dẫn tới khoảnh khắc đó, hiểu và học thêm vấn đề cần lưu tâm trước và sau lúc bấm máy. Từ đó sẽ nhận ra cái gì là không hợp lý trong các bức ảnh, chẳng hạn chụp với khung cảnh mà bầu trời vào hình nhiều quá hoặc ít quá. Như vậy, khi chụp bạn sẽ chỉ chú tâm vào những gì cần thiết thay vì tốn thời gian chụp nhiều hình mà không đi đến đâu.

Học cách nhìn phối cảnh và bố cục.

Phối cảnh và bố cục là hai thành phần chính của một bức ảnh có thể được cải thiện thông qua việc chọn lựa và xóa bỏ. Mỗi lần loại bỏ là một bài học về việc lọc ra được bức ảnh chất lượng tốt nhất từ những bức bình thường.

Ảnh quá buồn tẻ, không thu hút được người xem. Ảnh: Digital

Ảnh quá buồn tẻ, không thu hút được người xem. Ảnh:Digitalphotographyschool.

Ví dụ, bức ảnh chụp bữa tráng miệng như trên là một kiểu chụp khá thông dụng với cách chụp trực diện toàn cảnh. Tuy nhiên, nó quá buồn tẻ, không thu hút được người xem và không tạo cảm hứng gì về một bữa tráng miệng cả, quá nhiều hậu cảnh trong khi quá ít cảm giác ngon miệng.

Để khắc phục, người chụp nên chú ý hạ thấp trọng tâm máy ảnh, tốt nhất là tập trung vào một món cụ thể, đưa nó thành đối tượng chính chiếm toàn khung cảnh, để các món và vật trang trí khác ở hậu cảnh và làm mờ như bức ảnh ở dưới. Kết quả rõ ràng đã được cải thiện rất nhiều.

Thực tế, với tư cách là nhiếp ảnh gia, người chụp cần phải có những bức ảnh thể hiện lên một điều gì đó, nói lên thứ gì đó chứ không đơn thuần chỉ phản ảnh những gì nhìn thấy trước mắt. Vì thế, việc biên tập và chọn lựa ảnh đôi khi mang lại nhiều bài học hơn là đi chụp thực địa. Việc lựa chọn này không chỉ giúp bạn nhận ra chụp như thế nào sẽ hiệu quả và tại sao nó lại hiệu quả, mà quan trọng hơn, nó còn giúp bạn nhận ra chụp kiểu nào thì không hiệu quả và ảnh sẽ thành kém chất lượng khi được xem xét hậu kỳ.

Nguyễn Hà

Tags:

Nhận xét bài viết

Tin liên quan
Tin xem nhiều