Ảo hóa hạ tầng Network với OpenFlow
Gần đây, mặc dù đã có hàng loạt các chuẩn công nghệ mới ra đời nhằm khắc phục các nhược điểm của các chuẩn Network hiện tại trong các môi trường ứng dụng nhất định như TRILL (DC/Campus), PBB (Provider), DCE/DCB/CEE... nhưng chưa có chuẩn nào thực sự có tính ảnh hưởng đến toàn bộ kiến trúc của hạ tầng network.
Các chuẩn Network đã và đang trải qua một giai đoạn phát triển vượt bậc trong suốt 2 thập kỷ gần đây. Các chuẩn mới được đưa ra nhằm khắc phục những khuyết điểm của các chuẩn cũ khi có nhu cầu mở rộng, thay đổi chức năng của hạ tầng Network. Đó chính là lý do đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu đưa ra OpenFlow.
Ý tưởng của các nhà phát triển khi đưa ra OpenFlow rất đơn giản. Nó mô phỏng một phần của các giải pháp ảo hóa, hay mở rộng kiến trúc Stacking trên các thiết bị Network ở một quy mô rộng hơn không chỉ trong một khối thiết bị được stacking mà toàn bộ hệ thống…
Nhưng khác với các giải pháp Stacking hiện tại trên các thiết bị Network, toàn bộ Control Plane trong OpenFlow sẽ được tập trung về OpenFlow Controller. Trên mỗi thiết bị tương thích với OpenFlow sẽ bao gồm thêm một thành phần OpenFlow Agent như mô hình bên dưới.
Các quyết định về các luồng traffic sẽ được quyết định tập trung tại OpenFlow Controller giúp đơn giản trong việc quản trị cấu hình trong toàn hệ thống. Với cơ chế hoạt động linh hoạt khi tích hợp các thành phần vào hệ thống OpenFlow bất kể thiết bị đó là Switch hay Router. Việc thay đổi hệ thống mạng theo hướng ảo hóa, hệ thống IaaS trở nên đơn giản hơn rất nhiều với việc luân chuyển từ hệ thống mạng được quản lý bởi OpenFlow Controller này sang hệ thống mạng được quản lý bởi OpenFlow khác.
Ngoài ra, thiết bị tương thích với OpenFlow có thể được quản lý bởi nhiều Controller cùng lúc thông qua FlowVisor giúp thiết bị đó có khả năng đảm nhiệm nhiều chức năng trong hệ thống.
Từ đó cho phép người quản trị ảo hóa hệ thống Network hiện tại thành các phân vùng mạng khác nhau đảm nhận các chức năng khác nhau. Tiềm năng ứng dụng của OpenFlow là rất lớn, các nghiên cứu ứng dụng OpenFlow vào các môi trường khác nhau như DataCenter, Campus, Service Provider sẽ sớm được công bố trong tương lai gần sắp tới.
Ứng dụng OpenFlow kết hợp với MPLS. |
HP là hãng cung cấp sản phẩm và giải pháp Network ủng hộ tích cực cho chuẩn này. HP đã tổ chức nhiều sự kiện liên quan đến công nghệ này cũng như hầu hết các thiết bị đang được dùng để nghiên cứu trong toàn hệ thống OpenFlow của ONF là của HP Networking. Hiện tại các thiết bị hỗ trợ OpenFlow của HP gồm có E8200/E5400 (Modular Switch), E6600/E6200, E3500.
HP đang hướng đến việc cuối năm nay sẽ hỗ trợ OpenFlow trên toàn bộ thiết bị Switch/Router của hãng. Thông tin chi tiết, có thể tham khảo thêm tại trang chủ của HP theo link này.
OpenFlow không chỉ là một chuẩn giao thức mạng bình thường mà mang tầm của một kiến trúc nó sẽ thay đổi rất nhiều cách thiết kế và vận hành hệ thống mạng trong thời gian tới. Lộ trình của OpenFlow được dự kiến sẽ được thông qua chính thức vào năm sau.
HP Networking là một lựa chọn cho các hệ thống mạng có khả năng hỗ trợ OpenFlow với các tiêu chí về hiệu năng, chi phí đầu tư, chế độ bảo hành, chính sách định hướng công nghệ rõ ràng.