Chụp rung động trong ảnh phong cảnh

Chụp rung động trong ảnh phong cảnh

Thay vì cố gắng làm “đông cứng” mọi lay động của chủ thể, hãy tập trung lột tả chính những sự lay động này để có một bức ảnh sáng tạo hơn.
> Kinh nghiệm chụp ảnh phong cảnh
Ảnh của tác giả

Ảnh của tác giả John Gravett.

Nhiều người khi chụp ảnh phong cảnh thường lo lắng về việc các rung động nhỏ của lá cây hay ngọn cỏ có thể khiến cho bức ảnh trông nhòe và không đẹp. Nhưng thực ra, thay vì tìm cánh tránh né điều này, họ có thể tập trung tìm cánh diễn đạt nó sao cho chính những lay động này có thể truyền tải một thông điệp dù có khi chỉ mô tả điều kiện thời tiết thực tế của thời điểm chụp ảnh.

Để bắt đầu, hãy ngắm khung cảnh bạn định chụp, nghĩ xem nên thể hiện mức độ chuyển động trên máy bao nhiêu là hợp lý (phơi sáng lâu hay nhanh để mờ nhiều hay ít). Không có quy tắc vàng nào ở đây cả, tất cả chỉ là chụp và chụp cho đến khi có được bức hình ăn ý nhất.

Dưới đây là một số trường hợp cụ thể.

Thác nước.

Để tốc độ chụp khoảng 1/15 tới 1/60 giây để dòng nước vừa đủ mờ. Ảnh:

Để tốc độ chụp khoảng 1/15 tới 1/60 giây để dòng nước vừa đủ mờ. Ảnh: John Gravett.

Nếu định chụp thác nước và muốn diễn tả lại dòng chảy của nước nhưng vẫn thể hiện được một khung cảnh thực tế, bạn có thể dùng tốc độ chụp khoảng 1/15 tới 1/60 giây (tùy thuộc vào dòng chảy nhanh hay chậm) để dòng nước vừa đủ mờ. Nếu muốn một bức hình mang tính huyền bí mờ ảo hơn, bạn sẽ phải để tốc độ chậm hơn nữa. Do tốc độ chậm sẽ đi kèm với độ mở nhỏ nên thường bạn sẽ không cần quá lo lắng về độ nét bởi độ sâu trường ảnh trong những trường hợp này thường đủ nét cho toàn cảnh.

Biển.

Chọn thời điểm cuối ngày khi ánh sáng ở mức thấp và có thể chụp phơi sáng lâu. Ảnh:

Chọn thời điểm cuối ngày khi ánh sáng ở mức thấp và có thể chụp phơi sáng lâu. Ảnh: John Gravett.

Ở bờ biển, hình ảnh các con sóng có thể sẽ rất đẹp khi được chụp với tốc độ chậm để tạo hiệu ứng sương mù mờ ảo. Nên chọn thời điểm lúc cuối ngày, khi ánh sáng ở mức thấp và có thể chụp phơi sáng lâu. Nếu chụp lúc trời quá sáng, có thể sẽ phải dùng tới kính lọc ND để đạt được hiệu quả mong muốn. Ví như bức ảnh ở trên được chụp vào giữa ban ngày với kính lọc ND Big Stopper của LeeFilter (có thể giảm đến 10 stop) kết hợp cùng với kỹ thuật multi-exposure (kỹ thuật chụp nhiều lần liên tiếp rồi kết hợp lại trong một bức hình, có từ thời máy phim, hiện chỉ còn trên một số phiên bản máy số của Nikon, Pentax và Canon gần đây nhất mới quay lại áp dụng trên 1DX. Còn ngoài ra thường dùng kỹ thuật này bằng phần mềm xử lý ảnh hậu kỳ).

Cát.

Cát cũng có thể tạo nên một bức ảnh ấn tượng. Ảnh:

Cát cũng có thể tạo nên một bức ảnh ấn tượng. Ảnh: John Gravett.

Với một ngày trời gió tại bờ biển, có thể tạo thành những cơn gió cát thổi thành vệt dài trông sẽ rất ấn tượng. Lưu ý, khi chụp gió cát, máy ảnh rất dễ bị hỏng nên nhất thiết phải có lớp áo bảo vệ máy ảnh chuyên dụng. Ở hình trên, máy ảnh được đặt xuống thấp gần dưới đất để diễn tả được các vệt cát và cả từng hạt cát.

Cây hay cỏ.

Có thể thử chụp kiểu multi-exposure để chọn được ảnh ưng ý nhất. Ảnh:

Có thể thử chụp kiểu multi-exposure để chọn được ảnh ưng ý nhất. Ảnh:John Gravett.

Vào những ngày gió, chụp chuyển động của cây hay cỏ đơn giản chỉ cần cố định máy ảnh vào chân máy và chụp với thời gian phơi sáng đủ lâu hoặc chụp kiểu multi-exposure. Nếu gió to, bạn có thể treo thêm vật gì đó vào chân máy để tăng thêm trọng lượng giúp máy đứng vững. Với ảnh chụp đồng cỏ, do khi cỏ chuyển động, hàng rào cũng bị lung lay theo trong khi ý đồ người chụp vẫn muốn hàng rào trông sắc nét và chỉ có có lay động. Vì thế, phải chụp với nhiều tốc độ khác nhau cho đến khi tìm được tốc độ tối ưu nhất cho cả hai đối tượng là cỏ lau và hàng rào. 

Chuyển động của lá cây nếu được xử lý tốt cũng sẽ tạo nên những ấn tượng nghệ thuật nhất định, như diễn tả lại được cơn gió đang phần phật thổi qua. Bức ảnh chụp cây ở dưới được chụp với kỹ thuật multi-exposure với 10 kiểu liên tiếp, tạo nên một khung cảnh mờ ảo đẹp như tranh vẽ.

Tìm cách diễn tả chuyển động thay vì đông cứng nó để thấy ảnh thêm sắc thái mới. Ảnh:

Tìm cách diễn tả chuyển động thay vì đông cứng nó để thấy ảnh thêm sắc thái mới. Ảnh: John Gravett.

Nếu chụp phong cảnh mà gặp trời gió bão, đừng cố tìm cách chụp “đông cứng” làm mất hết chuyển động, thay vào đó hãy tìm cách diễn tả nó, bạn sẽ thấy ảnh của mình có thêm được những sắc thái mới lạ và thú vị.

Nguyễn Hà

Tags:

Nhận xét bài viết

Tin liên quan
Tin xem nhiều