Đánh giá Sony Xperia P

So với S và U, Xperia P có kiểu dáng vừa vặn, đẹp và thời trang hơn nhờ bộ vỏ kim loại liền khối và màn hình 4 inch, bộ xử lý lõi kép giúp cho máy chạy mượt.

Xperia P với kiểu dáng tương đồng với Xperia S và Xperia U. Ảnh: Tuấn Anh.
Xperia P với kiểu dáng tương đồng với Xperia S và Xperia U. Ảnh: Tuấn Anh.

Bên cạnh đó điểm nổi bật ở Xperia P còn là màn hình công nghệ White Magic với lời giới thiệu là cho khả năng hiển thị sáng và rõ ràng hơn nhưng vẫn tiết kiệm 50% điện năng tiêu thụ so với công nghệ màn hình thông thường.

Nằm trong phân khúc sản phẩm trung - cao cấp, Xperia P được trang bị màn hình 4 inch với độ phân giải qHD, tích hợp công nghệ Mobile Bravia Engine. Máy sở hữu bộ xử lý lõi kép NovaThor U8500 với tốc độ 1GHz, đồ họa Mali-400 cùng RAM 1GB. Sony trang bị cho P camera 8 Megapixel với khả năng quay video Full HD, đi kèm camera phụ VGA ở mặt trước.

Bên cạnh đó sản phẩm cũng được trang bị NFC và hỗ trợ sử dụng với các thẻ thông minh Smart Tag của Sony. Nhưng một điểm đáng tiếc là máy vẫn chỉ chạy Android 2.3 và chưa được nâng cấp lên Android 4.0.

Hiện tại Xperia P vừa có mặt trên các kệ hàng chính hãng với giá chính thức là 12 triệu đồng.

Dưới đây là một số tổng hợp, đánh giá chi tiết về model này (nhấp vào từng phần để xem chi tiết).

Phần 1: Thiết kế và màn hình

Vẫn giữ form thiết kế chung của dòng smartphone NXT series nhưng Xperia P là model đẹp nhất trong số ba sản phẩm của Sony. Với màn hình 4 inch, máy có kích thước thực tế 122 x 59,5 x 10,5 mm, vừa vặn trong tay hơn so với hai model Xperia S và U. Có thiết kế nguyên khối nhưng với chất liệu nhôm, Xperia P lại tỏ ra khá nhẹ so với cảm nhận ban đầu của nhiều người khi mới cầm. Trọng lượng của máy chỉ 120g, nhẹ hơn model One S siêu mỏng của HTC 5 gram.

Góc trên màn hình 4 inch tỏ ra khá chật chội với logo Sony, loa thoại, các cảm biến, camera phụ cùng một đèn LED thông báo.
Góc trên màn hình 4 inch tỏ ra khá chật chội với logo Sony, loa thoại, các cảm biến, camera phụ cùng một đèn LED thông báo.

Mặt trước là màn hình 4 inch với mặt kính bảo vệ đen bóng phù kín, có khả năng hạn chế trầy xước. Viền bao quanh thân máy hơi nổi lên so với mặt trước và nhận thấy dễ khi người dùng sử dụng các thao tác vuốt, trượt trên màn hình cảm ứng. Ngay bên dưới màn hình là một dải nhựa trong suốt với logo ký hiệu cho ba nút cảm ứng Back, Home và Settings.

Ba phím cảm ứng giờ được đặt trong dải nhựa trong suốt. Ảnh: Tuấn Anh.
Ba phím cảm ứng giờ được đặt trong dải nhựa trong suốt. Ảnh: Tuấn Anh.

Điểm khá thú vị và khác biệt so với X và S, dải nhựa trong suốt của P cũng chính là nơi đặt ba phím cảm ứng thay vì là ba chấm nhỏ nằm ở phía trên và việc bấm nhầm sẽ không còn. Nhưng giống như đàn anh Xperia S, dải nhựa của P chỉ phát ra ánh sáng trắng và không thể đổi màu linh hoạt như trên U.

Xperia P với bộ vỏ nhôm nguyên khối.
Xperia P với bộ vỏ nhôm nguyên khối. Ảnh: Tuấn Anh
Cụm camera 8 Megapixel vời đèn Flash LED. Phần chữ nhật ở phía trên làm từ nhựa cùng màu với vỏ nhôm.
Cụm camera 8 Megapixel vời đèn Flash LED. Phần chữ nhật ở phía trên làm từ nhựa cùng màu với vỏ nhôm. Ảnh: Tuấn Anh.

Với bộ vỏ nhôm dạng mờ, mặt lưng của Xperia P được thiết kế liền thành một khối và hơi cong nổi lên về phía giữa. Camera 8 Megapixel được thiết kế chăm chút và đặt ở vị trí trung tâm, phía trên là đèn Flash còn bên dưới là chip NFC nằm ẩn dưới mặt lưng.

Cạnh trái.
Cạnh trái với khe cắm sim, cổng microHDMI rồi tới cổng microUSB.
Cạnh phải.
Loa ngoài với màng kim lưới kim loại được đặt đặt ở cạnh đối diện. Ảnh: Tuấn Anh.

Không có khe cắm thẻ nhớ mở rộng, không thể thay thế pin bởi vậy khe cắm microSIM được Sony chuyển sang cạnh trái của máy. Khe cắm này có một nút đậy rất chắc, người dùng nên lưu ý mỗi khi rút và tháo thẻ sim, máy sẽ lập tức khởi động lại. Bên cạnh đó là cổng microHDMI và cổng microUSB.

Khác với hai cạnh bên trên đỉnh máy và cạnh bên dưới của Xperia lại tỏ ra thoáng đãng khi chỉ có đúng giắc cắm tai nghe 3,5 mm và một lỗ nhỏ dành cho micro đàm thoại.
Khác với hai cạnh bên trên đỉnh máy và cạnh bên dưới của Xperia lại tỏ ra thoáng đãng khi chỉ có đúng giắc cắm tai nghe 3,5 mm và một lỗ nhỏ dành cho micro đàm thoại. Ảnh: Tuấn Anh.

Xperia P là chiếc smartphone được chăm chút rất kỹ về thiết kế, tỷ mỉ tới từng chi tiết nhỏ như 2 chiếc ốc bắt ở khung máy. Các cổng kết nối đều được để trần nhưng được thiết kế khá sắc sảo và kỹ càng tuy nhiên việc đặt sát hai công gần nhau lại khiến cho người dùng có thể cắm nhầm nếu không để ý tới logo chú thích đặt bên cạnh. Trong khi đó cạnh trái là nơi đặt nút khóa, phím tăng giảm âm lượng cùng nút chụp hình chuyên nghiệp.

Phần thân máy bên trong dải nhựa in thông tin về máy. Tuy nhiên việc tháo ra nhiều khiến cho phần vỏ này có thể bị lỏng lẻo, không còn chắc chắn. Ảnh: Tuấn Anh.
Phần thân máy bên trong dải nhựa in thông tin về máy. Tuy nhiên việc tháo ra nhiều khiến cho phần vỏ này có thể bị lỏng lẻo, không còn chắc chắn. Ảnh: Tuấn Anh.

Một điều khiến nhiều người tỏ ra khá thắc mắc ở thiết kế của P là việc phần nắp đuôi bên dưới dải nhựa trong suốt lại có thể tháo rời như U và không gắn chặt như trên Xperia S. Với chất liệu nhựa thay vì nhôm, bởi vậy sau một vài lần tháo ra, vỏ nhựa này không còn dính chặt với thân máy nữa mà trở nên hơi lỏng lẻo, khiến cho cảm giác cầm một sản phẩm nguyên khối mất đi phần nào giá trị.

Sự khác biệt của Xperia P còn ở màn hình White Magic.Không chỉ sử dụng công nghệ màn hình LCD IPS Reality với Mobile Bravia Engine như trên S và U, màn hình của P còn sử dụng cấu trúc điểm ảnh có tới 4 sub-pixel, bổ sung thêm một điểm ảnh màu trắng vào bên cạnh 3 sub-pixel cơ bản là đỏ-xanh lá-xanh dương (RGB).

Cấu trúc điểm ảnh trên màn hình White Magic của Xperia P.
Cấu trúc điểm ảnh trên màn hình White Magic của Xperia P.

Theo giải thích của Sony với White Magic, màn hình của Xperia P cho độ sáng cực cao lên tới hơn 900 nits (cao hơn cả màn hình Nova của LG). Bởi vậy ưu thế của sản phẩm là cho khả năng hiển thị ngoài trời nắng, nơi có ánh sáng mạnh rất tốt, thể hiện hình ảnh rõ ràng với độ tương phản cao hơn các loại màn hình LCD khác. Bên cạnh đó White Magic còn được cho là giúp tiết kiệm tới 50% điện năng tiêu thụ so với màn hình thông thường.

Với kích thước 4 inch và độ phân giải 960 x 540 pixel, P cho khả năng hiển thị rất sắc nét. Quan sát ở vị trí thông thường, người xem sẽ khó nhận ra được các điểm ảnh trên màn hình và chỉ thấy hình ảnh rất mịn. Không cao bằng S, mật độ điểm ảnh của Xperia P là 275 ppi.

Màn hình hiển thị đẹp. Ảnh: Tuấn Anh.
Màn hình hiển thị đẹp. Ảnh: Tuấn Anh.

Công nghệ xử lý hình ảnh độc quyền của Sony giúp cho màu sắc thể hiện trên Xperia P sống động, chân thực nhưng không quá rợ như AMOLED. Nhưng với White Magic nên phần thể hiện màu đen ở model này lại không tốt bằng Xperia S. Tuy nhiên, Xperia P vẫn là một trong những chiếc smartphone có màn hình thuộc hàng đẹp nhất hiện nay.

Phần 2: Tính năng

Giao diện TimeScape trên Xperia P.
Giao diện TimeScape trên Xperia P.

Tương tự như Xperia S, P vẫn đang chạy trên Android 2.3 với các tính năng đương. Sony cũng trang bị cho sản phẩm của mình giao diện TimeScape, đã thay đổi phần lớn ngoại hình so với Android GingerBread gốc.

Với bộ xử lý lõi kép, TimeScape trên máy hoạt động mượt, ít độ trễ so với Arc hay Arc S. Các hiệu ứng hiển thị trong suốt hay bung mở ra thêm khá đẹp, làm cuốn hút nhiều người. TimeScape cũng là giao diện tích hợp khá sâu vào các mạng xã hội như Facebook, cho phép người dùng có thể liên tục cập nhật thông tin của bạn bè, chia sẻ ảnh... thông qua các widget xuất hiện ngoài màn hình chủ. Thông tin cập nhật từ Facebook có thể hiển ra ngay cả ở màn hình khóa nếu người dùng chọn lựa.

Sony trang bị cho máy đầy đủ các tiện ích kết nối, làm việc hay giải trí. Trong đó nổi bật nhất vẫn là tính năng nghe nhạc - xem phim, chụp hình - quay video và NFC. Một điểm thiếu xót là sản phẩm này không hỗ trợ chứng nhận PlayStation giống như Xperia S.

Chương trình nghe nhạc trên Xperia P.
Chương trình nghe nhạc trên Xperia P.

Chương trình nghe nhạc trên TimeScape được thiết kế đơn giản và nổi bật là hình ảnh về thông tin bài nhạc hình một chiếc vỏ đĩa CD. Các nút bấm điều khiển nhạc được thiết kế lớn giúp cho việc thao tác dễ. Khả năng quản lý nhạc, sắp xếp thành danh sách, chọn các chế độ phát đầy đủ và tiện dụng. Ngay cả khi khóa máy, người dùng vẫn có thể chọn điều chỉnh được nhạc thông qua thao tác trượt màn hình khóa sang bên, giúp xuất hiện một widget chơi nhạc nhỏ.

Ở trong chế độ phát nhạc, biểu tượng giống như vô cực nằm ở góc bên phải cho phép người nghe có thể nhanh chóng tìm kiếm bản nhạc hay video trên YouTube tương tự như bài đang phát trên điện thoại, hoặc thêm các bài khác trong cùng album, tra cứu thông tin nghệ sỹ hay lyric.

Sony vẫn tích hợp cho P công nghệ âm thanh Xloud giúp tăng chất lượng và âm lượng của loa ngoài bên cạnh chức năng Equalizer cho phép người dùng có thể điều chỉnh lại 5 dải tần số, đi kèm thanh trượt chế độ Clear Bass phục vụ cho tai nghe. Một tính năng được bổ sung là Headphone Surround Option giúp tăng hiệu ứng âm thanh vòm với tai nghe với ba chế độ là Studio, Club và Concert Hall.

Với tai nghe in-ear MH-750 đi kèm, điện thoại của Sony cho khả năng chơi nhạc ấn tượng với âm thanh chi tiết, khá năng khử ồn khá ổn trong khi thể hiện được âm bass mềm, rõ ràng và cũng đủ mạnh để làm cho người nghe cảm thấy thích thú trong những những bài nhạc sôi động.

Về khả năng trình diễn video, với việc bổ sung thêm một số codec mới đã giúp cho P xử lý tốt được nhiều định dạng hơn. Với một file HD 720p ở định dạng MKV, model của Sony có thể chạy mượt, việc tua nhanh cũng không khiến cho hình ảnh bị vấp hay mất tiếng. Tuy nhiên một thiếu sót trên model của Sony là việc không có ứng dụng camera riêng và việc phát video từ Galery cũng không hỗ trợ phụ đề.

Xperia P là chiếc smartphone có tính năng camera tốt. Ảnh: Tuấn Anh.
Xperia P là chiếc smartphone có tính năng camera tốt. Ảnh: Tuấn Anh.

Nếu so với công nghệ như ImageSense đang được HTC áp dụng, tính năng camera trên Xperia P có thể không bằng, nhưng đây vẫn là chiếc điện thoại có khả năng chụp hình đẹp. Giao diện chụp ảnh được Sony bố trí thoáng, dễ sử dụng và đi kèm nhiều tính năng chụp hình chuyên nghiệp như lấy nét tự động, theo điểm..., theo dõi khuân mặt, nụ cười cho đến nhiều chế độ chụp hình khác nhau như Panorama, 3D... Về cơ bản các tính năng chụp hình trên Xperia P cũng tương tự như Xperia S 12 "chấm".

Ngay từ chế độ khóa, người dùng có thể chụp ảnh nhanh bằng cách giữ phím camera bên hông máy (có thể điều chỉnh trong phần Cài đặt). Thực tế thời gian để người dùng có thể bắt đầu chụp một bức hình là khoảng 2 giây, tính từ khi bấm phím. Tuy nhiên chất lượng của các bức hình chụp nhanh này khá dễ bị nhòe và mờ.

Giống như S và U, ở chế độ Auto Scene, P chỉ cho phép lấy nét vào trung tâm và không cho nhiều thay đổi về thông số chụp khiến bức hình chụp có chất lượng không như ý muốn. Tuy nhiên nếu chuyển sang chế độ Normal, ảnh chụp từ Xperia P sẽ cho chất lượng tốt hơn hẳn với một số điều chỉnh nhỏ. Thực tế Xperia P là chiếc điện thoại 8 "chấm" có khả năng chụp ảnh tốt. Các bức hình chụp thể hiện chi tiết, màu sắc tươi và khác thực, đặc biệt với màu xanh. Tuy nhiên giống như Xperia S, điểm yếu ở P là ảnh vẫn gặp phải hiện tượng nhiễu màu dù ít hơn.

DSC_0003-001.jpg

DSC_0044-001.jpg

DSC_0013-001.jpg

DSC_0008-001.jpg

DSC_0016-001.jpg

DSC_0028-001.jpg

DSC_0027-001.jpg

DSC_0002-001.jpg

Model 8 "chấm" được trang bị khả năng quay video đạt chuẩn Full HD 1.080p với tốc độ 30 khung hình mỗi giây và chức năng lấy nét liên tục. Hình ảnh thu về thể hiện mượt nhưng không thực sự chi tiết và sắc nét. Nếu so với một số model có khả năng quay video Full HD, sản phẩm của Sony vẫn còn chưa bằng.

 

Phần 3: Hiệu năng và thời lượng pin

Sony trang bị cho Xperia bộ xử lý lõi kép NovaThor U8500 với nhân Cortex A9 tốc độ 1GHz, đồ họa Mali-400 và 1GB RAM. Tuy nhiên các dòng máy Android năm ngoái và năm nay của Sony đều không tập trung chính vào sức mạnh của phần cứng với điểm hiệu năng khủng.

Xperia P có điểm đánh giá hiệu năng không cao nhưng khả năng hoạt động không có gì phải chê trách. Ảnh: Tuấn Anh.
Xperia P có điểm đánh giá hiệu năng không cao nhưng khả năng hoạt động không có gì phải chê trách. Ảnh: Tuấn Anh.

Bởi vậy thực tế qua các bài so sánh trực tiếp bằng các phần mềm như BenchMark Pi, Linpack hay NenaMark 2để kiểu tra về bộ xử lý CPU và GPU, Xperia P chỉ đạt một nửa so với đối thủ trực tiếp là One S của HTC. Điểm hiệu năng của máy thử bằng phần mềm Quadrant Standard Benchmark đạt được hơn 2.100 điểm, thấp hơn những dòng máy lõi kép đầu tiên như Optimus 2X và Galaxy Nexus của năm ngoái.

Số tiền 12 triệu đồng cho một model lõi kép với hiệu năng như Xperia P có lẽ là hơi đắt ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên nếu xét ở thị trường xách tay thì model này lại đầy hấp dẫn. Bởi thực tế trong quá trình sử dụng, Xperia P vẫn mang lại khả năng đáp ứng rất tốt các nhu cầu giải trí và công việc, kết nối mạng. Giao diện TimeScape mang lại cảm giác nhanh và mượt.

Hầu hết các trò chơi phổ biến và quen thuộc, cấu hình của Xperia P vẫn cho máy chạy tốt và không gặp bất cứ vấn đề gì. Tất nhiên với một số tựa game kén như Shadow Gun hay Real Racing, việc không chạy được không phải là vấn đề quá lớn. Hiện tượng Force Close do thiếu bộ nhớ không gặp phải trong 1 tuần sử dụng liên tục Xperia P. Ngay cả với các trang Home với kín các widgets ngoài màn hình chủ, việc kéo trượt qua lại giữa các màn hình của Xperia P vẫn khá thoải mái. Nếu không suy nghĩ đến các con số và chỉ ưu tiên đến trải nghiệm thực tế khi sử dụng, cấu hình Xperia P là một lựa chọn tốt.

Trong quá trình sử dụng liên tục, Xperia P vẫn bị nóng lên ở gần chính giữa mặt lưng và mặt trước phía màn hình, nhưng không quá nhanh và không quá khó chịu. Bộ vỏ nhôm khiến cho máy có khả năng tản nhiệt tốt hơn nhiều model khác và giúp cho việc sử dụng thoải mái hơn.

Với bộ vỏ nguyên khối, Xperia P không cho phép tháo pin. Ảnh: Tuấn Anh.
Với bộ vỏ nguyên khối, Xperia P không cho phép tháo pin. Ảnh: Tuấn Anh.

Có khá nhiều ưu điểm từ thiết kế cho tới tính năng nhưng một điểm yếu mà nhiều người sẽ phải chú ý đặc biệt đến Xperia P là pin kém. Dù sử dụng màn hình White Magic với hứa hẹn tiết kiệm tới 50% lượng điện tiêu thụ nhưng thực tế, pin dung lượng hơn 1.300 mAh giờ của P không giúp cho máy đủ hoạt động trong một ngày.

Với cường độ hoạt động trung bình, không nghe gọi, nhận tin nhắn, mở kết nối 3G, đồng bộ 2 tài khoản mail với cơ chế 15 phút mỗi giờ, lướt web, chơi game trong khoảng 15 phút, chụp một số bức hình, Xperia P chỉ hoạt động được từ sáng đến cuối giờ chiều. Để ở chế độ chờ với mạng 3G, sau 8 tiếng buổi đêm, pin của máy mất tới gần 8%. Bởi vậy để có thể sử dụng được Xperia P hiệu quả trong một ngày làm việc, ưu tiên với người dùng là luôn mang theo sạc cho máy tại bất cứ đâu.

Một điểm đáng chú ý ở Xperia P là máy đi kèm với sạc EP-850 và pin có tính năng sạc nhanh. 10 phút sạc pin sẽ cho phép máy đàm thoại thêm 60 phút. Và chỉ mất khoảng 1 giờ là máy sẽ đầy 100% pin nếu sạc từ mức cạn 10%. (Xem thêm bài test pin của Xperia P tại đây).

 

Những đối thủ của Sony Xperia P

HTC-One-S-5.jpg
HTC One S
Droid-Razr-1.jpg
Motorola Droid Razr
samsung_galaxy_s_advance_hand_on.jpg
Samsung Galaxy S Advance
nokia-lumia-900-11.jpg
Nokia Lumia 900

Đánh giá chung.

Ưu điểm
- Kiểu dáng đẹp với thiết kế nguyên khối
- Máy chạy mượt với giao diện TimeScape
- Sạc pin nhanh
- Tích hợp NFC, hỗ trợ Smart Tag
- Nghe nhạc hay với tai nghe In-ear đi kèm
- Camera 8 Megapixel cho chất lượng chụp ảnh tốt
Nhược điểm
- Thời lượng sử dụng pin trung bình
- Không có khe cắm thẻ nhớ mở rộng
- Phần nắp đuôi bằng nhựa dễ bị lỏng

 


 


( theo So hoa )

Tags:

Nhận xét bài viết

Tin liên quan
Tin xem nhiều