Tăng sức mạnh máy tính bằng cách cập nhật BIOS

Tăng sức mạnh máy tính bằng cách cập nhật BIOS

Cập nhật BIOS của bạn lên phiên bản mới có thể làm tăng hiệu suất, để sửa lỗi hoặc hỗ trợ những phần cứng mới (như USB 3.0 hoặc ổ SSD).

Khi khởi động, máy tính của bạn không ngay lập tức vào Windows mà trước hết nó phải chạy mã được gọi là BIOS (Basic Input/Output System). Mã BIOS được lưu trong chip trên bo mạch chủ của máy, do đó, chính xác hơn phải gọi nó là firmware. BIOS hoạt động bằng cách nhận diện tất cả các thành phần trong máy tính của bạn và cho Windows biết làm thế nào để hoạt động với chúng.

Các nhà sản xuất bo mạch chủ định kỳ phát hành những phiên bản BIOS mới để sửa lỗi, tăng hiệu suất hoặc hỗ trợ phần cứng mới (như USB 3.0 hoặc ổ SSD). Việc cập nhật BIOS của bạn lên phiên bản mới có thể làm tăng hiệu suất và khả năng của nó, nhưng nếuviệc cập nhật khôngđược thực hiện chính xác, nó có thể biến máy tính của bạn thành cục gạch. Dưới đây là cách làm thế nào để cập nhật BIOS một cách an toàn.

Lưu ý: Cần phải nhắc lại rằng, việc cập nhật BIOS máy tính của bạn không phải là không có rủi ro. Nếu có gì đó sai, bạn có thể làm cho máy tính của mình không thể khởi động được. Trước khi tiến hành, bạn nên kiểm tra hướng dẫn sử dụng máy tính của mình (hoặc hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ nếu bạn đã tự lắp ráp hệ thống) để xem nhà sản xuất có xây dựng các tính năng phục hồi an toàn không (chẳng hạn như chip BIOS sao lưu trên bo mạch chủ). Đây là những tính năng phổ biến trên nhiều phần cứng mới. Nếu không có hướng dẫn sử dụng, bạn sẽ có thể tìm thấy một bản hướng dẫn dạng file PDF trên website của nhà sản xuất.

1. Xác định phiên bản BIOS hiện tại
Chạy "systeminfo" để biết phiên bản BIOS hiện tại của mình. Gõ "cmd" (không có dấu ngoặc kép) trong cửa sổ tìm kiếm của Windows 7 và nhấn phím Enter. Khi giao diện dòng lệnh xuất hiện, gõ "systeminfo" (không có dấu ngoặc kép) và nhấn Enter. Sau một lúc, Windows sẽ thông báo một loạt thông tin về hệ thống của bạn, bao gồm cả phiên bản BIOS được cài đặt.

2. Tìm BIOS mới nhất

Mặc dù hầu hết các nhà sản xuất máy tính không thực sự chế tạo những bo mạch chủ mà họ sử dụng, họ thường duy trì nhiều bản cập nhật BIOS. Vì vậy, hãy truy cập website nhà sản xuất PC của bạn để xem có phiên bản nào mới hơn không. Hãy ghi lại số model PC mà bạn sở hữu và tới phần Support hoặc Downloads của website. Trường hợp máy tính do bạn tự lắp ráp, hãy truy cập trực tiếp vào website của nhà sản xuất bo mạch chủ. Bạn có thể lấy số model bo mạch chủ của mình khi thực hiện bước 1 ở trên. Trong cả 2 trường hợp (máy mua sẵn hoặc tự lắp), bạn cũng nên tải về bất kỳ tập tin readme nào hoặc tài liệu khác có liên quan đến cập nhật BIOS.

3. Đọc hướng dẫn

Hãy xem kỹ bất kỳ tài liệu hướng dẫn nào đi kèm với phiên bản BIOS mới. Ngoài việc thông báo cho bạn những nội dung sửa lỗi và cải tiến hiệu suất mà BIOS mới sẽ cung cấp, tài liệu cũng có thể chứa các cảnh báo về những bản vá lỗi khác bạn nên cài đặt trước tiên. Nếu bạn bỏ qua các tài liệu này, việc cập nhật BIOS có thể làm cho máy tính của bạn không thể khởi động được.

4. Sao lưu BIOS hiện tại

Hầu hết các máy tính và bo mạch chủ mới đều đi kèm với những tiện ích dễ sử dụng để thực hiện cập nhật BIOS ngay từ Windows. Hầu hết những tiện ích này cũng cung cấp tùy chọn tạo một bản copy sao lưu BIOS hiện tại của bạn. Hãy tải về tiện ích từ website nhà sản xuất PC, cài đặt nó, và sao lưu BIOS hiện tại của bạn vào một ổ đĩa USB có khả năng khởi động. Điều này sẽ không nhất thiết giúp bạn khôi phục từ việc cập nhật BIOS thất bại, nhưng nó sẽ cung cấp cho bạn thứ để quay trở lại trong trường hợp bạn gặp bất kỳ vấn đề tương thích nào.

5. Cập nhật BIOS

Nếu cập nhật BIOS trong máy tính xách tay, hãy chắc chắn nó đang chạy bằng nguồn điện lưới (qua cục sạc) chứ không phải pin, bởi vì nếu pin hết điện trong khi cập nhật, máy tính của bạn thể biến thành một cục gạch. Không nên cập nhật BIOS trên bất kỳ loại máy tính nào khi có giông bão vì rất dễ bị mất điện.
Chạy tiện ích mà bạn sử dụng ở bước 4, chọn tập tin BIOS mới, và cài đặt nó. Khi chương trình được hoàn tất, khởi động lại máy tính của bạn bằng cách sử dụng BIOS mới. Nếu tất cả các khâu đều theo đúng, hệ thống sẽ khởi động như bình thường và bạn có thể sử dụng chiếc máy tính bạn mới điều chỉnh.

6. Phục hồi khi cập nhật BIOS thất bại

Việc hồi phục hoàn toàn sau khi cập nhật BIOS thất bại vượt ra ngoài phạm vi của bài hướng dẫn này. Nhưng nếu có gì đó không như mong muốn trong quá trình cập nhật BIOS và máy tính của bạn không khởi động được, trước tiên bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng để phục hồi BIOS. Như chúng ta đã nói trước đó, đây là một tính năng phổ biến với những phần cứng mới. Nếu máy tính của bạn không có tính năng như vậy, hầu hết các bo mạch chủ cũ có thiết lập jumper mà bạn có thể dùng để thiết lập lại (reset) BIOS về các giá trị mặc định của nó và thử khởi động lại một lần nữa. Nếu bạn đã lập trình BIOS với một phiên bản không chính xác và máy tính của bạn vẫn không khởi động, bạn sẽ cần phải khôi phục lại BIOS bằng cách sử dụng ổ đĩa USB có khả năng khởi động.

Tags:

Nhận xét bài viết

Tin liên quan
Tin xem nhiều