Kinh nghiệm mua DSLR cũ cuối năm

Kinh nghiệm mua DSLR cũ cuối năm

Ngoài việc kiểm tra kỹ ngoại hình, bạn cũng cần chú ý đặc biệt đến những chi tiết quan trọng như số lần chụp, cảm biến, ống kính... trước khi quyết định tậu một chiếc DSLR cũ.

Sau đây là những lưu ý của Cnet để bạn tham khảo:

Kiểm tra số lần chụp

Hầu hết mọi máy ảnh ống kính rời đều có giới hạn số lần chụp - còn được gọi là tuổi thọ của màn trập. Đây là yếu tố đầu tiên cần phải quan tâm một khi đã quyết định mua một chiếc máy ảnh "second-hand". Hiện tại, không có một con số cụ thể nào để nói về tuổi thọ chính xác của màn trập trên một chiếc máy ảnh DSLR. Tuy vậy, bạn vẫn có thể tìm kiếm trên Internet số lần đóng/mở màn trập của một model bất kỳ đã được kiểm tra ổn định trước (vì đa phần các máy này đều đã qua sử dụng).

Với những mẫu DSLR phổ thông, tuổi thọ màn trập tối đa có thể vào khoảng 50.000 lần đóng/mở. Tuy nhiên, vẫn có một số model hoạt động ổn định ngay khi “tuổi thọ” đã tới hạn. Với những dòng máy DSLR từ trung cấp đến chuyên nghiệp, tuổi thọ màn trập nhỏ nhất vào khoảng 100.000 và cao nhất khoảng 300.000 lần.

Bộ màn trập của Nikon. Ảnh: Nikon USA.
Bộ màn trập của Nikon. Ảnh: Nikon USA.

Để biết được số lần chụp hiện tại của máy, cách đơn giản nhất là hỏi ngay chính người bán. Ngoài ra, cũng có thể tự mình kiểm tra số lần đóng/mở màn trập của sản phẩm bạn định mua bằng cách đơn giản nhất là xem cách đánh số thứ tự tên của tập tin ảnh trên máy đó. Tuy nhiên, cách này có độ tin cậy thấp nhất, vì một số mẫu DSLR cho phép người dùng thiết lập lại (reset) số thứ tự này.

Phương pháp kiểm tra thứ hai là dùng các phần mềm hỗ trợ của hãng thứ 3 như EOSInfo dành cho máy Canon (một số dòng máy Canon mới không có tác dụng với tiện ích này), hay một số phần mềm hỗ trợ xem thông số trong dữ liệu EXIF của ảnh như EXIFTool (tải về tại đây), Opanda IExif 2 (tải về tại đây). Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn cách tải trực tiếp một ảnh chụp lên trang myshuttercount.com để xem nhanh số lần chụp ảnh hiện tại của máy cần mua.

shutter-check-png-1356398549_500x0.png

Một khi đã biết được tuổi thọ hiện tại của sản phẩm bạn dự định mua, tiếp theo, hãy chụp thử một vài ảnh ở nhiều tốc độ (nhanh/chậm) khác nhau và lắng nghe âm thanh tạo ra do màn trập di chuyển. Bất kỳ tiếng động lạ nào trong quá trình chụp ảnh đều là dấu hiệu không tốt, bạn cần phải lưu ý.

Kiểm tra bộ cảm biến

Cách tốt nhất để kiểm tra bộ cảm biến của một chiếc DSLR là chụp một bức ảnh nền trắng hoàn toàn ở khẩu độ nhỏ nhất của ống kính (f/22 chẳng hạn) và độ sáng thích hợp. Sau khi chụp xong, hãy phóng lớn ảnh đến độ phân giải tối đa trên máy tính để kiểm tra xem có “vết tích” lạ trên nền trắng này hay không. Bất kỳ dấu hiệu lạ nào trên ảnh đều có nghĩa khả năng cảm biến máy bị bám bụi hoặc trầy xước, cần phải thay thế.

dslr-sensor-600x450-jpg-1356398680_500x0
Bộ cảm biến hình ảnh trên một mẫu máy DSLR. Ảnh Cnet.

Bên cạnh đó, cũng có sử dụng tính năng khóa ngược gương lật (mirror lock up) từ giao diện menu của máy để quan sát bề mặt sensor bằng mắt thường. Nếu bề mặt cảm biến bám dính bụi, phải sử dụng những dụng cụ chuyên biệt để vệ sinh hoặc nhờ chính người bán ở cửa hàng làm việc này. Tuy nhiên, tuyệt đối không chọn máy có dấu hiệu trầy xước trên bộ cảm biến.

Kiểm tra ống kính

Đa phần những chiếc DSLR second-hand đều không được bán kèm ống kính. Vì thế nếu dự định mua thêm ống kính rời, bạn cũng phải lưu ý những chi tiết sau.

Trước hết, phải quan sát mặt kính phía sau và phía trước ống kính thật kỹ càng để đảm bảo không có bất kỳ vết xước nào. Với những ống kính có vòng chỉnh khẩu độ thủ công, hãy thử xoay nhiều lần để chắc chắn mọi thứ đều trơn tru khi thao tác và các lá khẩu phải khép thật đều.

Kiểm tra kỹ lưỡng ngoại hình ống kính là một yếu tố quan trọng khi mua ống kính cũ. Ảnh: Mir.com.my.
Kiểm tra kỹ lưỡng ngoại hình ống kính là một yếu tố quan trọng khi mua ống kính cũ. Ảnh: Mir.com.my.

Để kiểm tra xem ống kính có mốc bên trong hay không, bạn hãy quan sát từ phía sau ống kính dưới ánh đèn neon hoặc một nguồn sáng tự nhiên khác trong khi dùng ngón tay khác để che phía trước ống kính. Nếu phần viền ống kính trong suốt và bóng do ngón tay tạo ra sáng đều là được.

Bạn cũng cần chú ý quan sát phần vỏ nhựa bên ngoài ống kính một cách cẩn thận để chắc chắn là ống kính này không bị rơi rớt, va đập hay đã tháo ra để vệ sinh bên trong. Cuối cùng, hãy gắn ống kính vào thân máy để tiếp tục thử khả năng lấy nét tự động của máy ở nhiều khoảng cách khác nhau.

Màn hình LCD

Với máy ảnh số, màn hình LCD phía sau cũng là một thiết bị có tầm quan trọng không kém, giúp bạn xem lại kết quả sáng tác của mình. Để kiểm tra, trước hết cần xem lớp nhựa bảo vệ bên ngoài có dấu hiệu trầy xước hay nứt nẻ không. Tiếp đến, xem điểm chết trên màn hình bằng cách để LCD hiển thị duy nhất một màu như đen hoặc trắng.

canon-t3i-lcd-550-jpg-1356398991_500x0.j
Nếu màn hình có thể lật xoay đa hướng, bạn cũng phải kiểm tra kỹ từng vị trí của khớp xoay để bảo đảm hình ảnh vẫn hiển thị tốt. Ảnh: Photographyreview.com.

Người mua cũng cần quan sát độ đồng nhất cũng như khả năng hiển thị chính xác màu sắc trên LCD. Với những máy ảnh có màn hình LCD đơn sắc ở phía trên, hãy kiểm tra xem có dấu vết nào lạ trên màn hình khi tắt máy hay không và nhớ kiểm tra xem đèn LED của LCD có hoạt động hay không.

Kiểm tra phụ kiện đi kèm máy

Một điểm cần lưu ý khác khi mua máy ảnh cũ là bạn phải hỏi người bán các phụ kiện đi kèm hay không. Với ống kính, phải kiểm tra đầy đủ nắp che trước sau, filter (kính lọc) bán kèm.

Canon-LC-E6E-Battery-Charger-For-LP-E6-j

Riêng với thân máy, cần xem kỹ những phụ kiện như nắp che, pin, bộ sạc, cáp kết nối với máy tính và dây đeo. Một số cửa hàng bán máy cũ có uy tín còn lưu giữ khá đầy đủ tài liệu hướng dẫn cũng như CD phần mềm đi kèm máy.

Ngoài ra, cũng nên quan tâm đến chế độ bảo hành của những model đã qua sử dụng này. Một số máy đã qua sử dụng nhưng có thể vẫn còn thời hạn bảo hành chính hãng. Riêng với những model đời cũ, tùy nơi bán mà bạn sẽ nhận đuợc thời gian bảo hành khác nhau.

Quỳnh Lâm

Tags:

Nhận xét bài viết

Tin liên quan
Tin xem nhiều