Kinh nghiệm chụp thiên nhiên dưới góc ảnh macro

Kinh nghiệm là mở khẩu độ nhỏ khoảng f/18 để bắt được nhiều chi tiết trên chủ thể hay sử dụng đèn flash đánh thẳng để độ bão hòa màu sâu hơn.

Với sự nhấn mạnh vào chi tiết, hoa văn và kết cấu của chủ thể dù rất nhỏ, nhiếp ảnh macro có thể mang lại nhiều bức hình độc đáo và mới lạ khai thác từ vẻ đẹp thiên nhiên. Những người chụp ảnh macro thường phải khá tỉ mỉ, kỹ tính. Một bức ảnh cũng chưa đựng nhiều công sức của người chụp như cách chỉnh thông số hay bố trí thiết bị hợp lý, luôn sẵn sàng với mọi tình huống chụp cũng như phát hiện ra các góc, đường nét hay hình khối thú vị.

Dưới đây là những mẹo nhỏ cần lưu ý khi chụp ảnh macro theo tạp chí National Geographic.

1.jpg

Bức ảnh Chú ong cô độc cùa tác giả John Kimbler.

Ảnh Macro là một thể loại nhiếp ảnh phóng đại. Nó thường được công nhận là "vĩ mô" khi người chụp tăng kích thước của các đối tượng trong hình ảnh lên gấp nhiều lần. Trong bức ảnh này, một ống kính macro kết hợp cùng đèn flash kép chuyên chụp cho ảnh macro đã giúp tái tạo những chi tiết phức tạp trên chú ong cũng như cánh hoa.

2.jpg

Bức ảnh Bọ rùa đang đậu trên hoa cúc của tác giả Yoann Ducamp.

Như một quy luật không chính thức, người chụp nên luôn sử dụng một khẩu độ mở không lớn hơn f/16 để có thể chụp được tất cả hoặc ít nhất là hầu hết chủ thể chính cần nắm bắt. Không giống như các bức ảnh thông thường, ảnh macro có kích thước nhỏ nên độ sâu trường ảnh phải rộng hơn nhiều so với thông thường mới có thể thu được những chi tiết trên chủ thể.

3.jpg

Bức ảnh Hạt bồ công anh của tác giả Michele Sutton.

Đây là một cách khác nhau để nắm bắt hạt bồ công anh vào buổi chiều với một làn gió thổi nhẹ kết hợp cùng ánh sáng tự nhiên hoàn toàn với một chút sắp đặt nhỏ của người chụp. Khác với tiêu chuẩn f/16 nói trên, trong một số trường hợp cụ thể, mở khẩu độ lớn hơn một chút cũng có thể tạo ra các hiệu ứng nghệ thuật thú vị nếu như chủ thể không quá cần thiết phải rõ nét các chi tiết.

4.jpg

Mô hình Ôtô thu nhỏ trên quả bóng cao su của tác giả Peter Martin.

Khi chụp ảnh macro, độ sâu trường ảnh hẹp là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, thay vì cố gắng loại bỏ nó, người dùng có thể tận dụng bằng cách sử dụng những hình ảnh, ảnh sáng ở phông nền để tạo ra các chi tiết ảnh thú vị.

( theo So hoa )

Tags:

Nhận xét bài viết

Tin liên quan
Tin xem nhiều